ý nghĩa các họa tiết xưa trên tĩn gốm
Tĩn gốm với quai xách dây thừng
Ngày xưa để có thể đem đi bán khắp nơi, thì nước mắm sau khi ủ chượp trong thùng lều gỗ sẽ được cho vào tĩn. Đó là một dạng bình, hũ nhỏ, làm bằng đất sét đã nung chín, hình tròn bầu, hông phình ở giữa và trét kín bằng hỗn hợp vôi, mật mía và nước dây tơ hồng, Bên ngoài tĩn là quai xách bằng dây mây, tre, hoặc dây thừng
Tháp nước cổ Phan Thiết
Bên kia bờ sông Cà Ty là tháp nước cổ biểu tượng của Phan Thiết và nước mắm xứ này.
Ghe bầu chở Tĩn trên sông Cà Ty
Những chiếc ghe nhỏ chèo tay có dong buồm ngày xưa được dùng để chuyên chở các tĩn gốm đựng đầy nước mắm và được chất chồng lên nhau, xuất phát từ cửa sông Cà Ty Phan Thiết đi khắp Bắc, Trung và lục tỉnh Nam Kỳ.
Dấu mộc vuông ngày xưa
Sau khi cho nước mắm vào tĩn, đậy kín, người dân làng chài xưa sẽ dán một nhãn giấy vuông có đóng mộc đỏ lên trên như là một dạng nhãn hiệu để nhận biết.